Sẽ lập đội chuyên cưỡng chế đối tượng vi phạm bản quyền phần mềm
Nghiên cứu của BSA cho thấy các thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao hơn nhiều so với các thị trường đã phát triển, mức bình quân là 68% so với 24%. Các đối tượng vi phạm nhiều nhất là thanh niên và nam giới (trong khi ở Indonesia, nữ giới lại chiếm tỉ lệ cao). Lãnh đạo doanh nghiệp là đối tượng thường xuyên vi phạm thông qua hình thức mua phần mềm cho một máy tính sau đó cài đặt lên nhiều máy tính khác.
Ông Tarun Sawneycho biết BSA sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp bảo vệ bản quyền phần mềm, trong đó có việc thành lập các đơn vị cưỡng chế chuyên trách, tập huấn cho lực lượng hành pháp, lập pháp.
Để bảo vệ sản phẩm của mình, một trong những cách mà các công ty phần mềm hoạt động trong nước áp dụng là cho dùng thử sản phẩm trước khi mua. Theo ước tính, cuối 2007 có khoảng 3 triệu người dùng Kaspersky lậu, đến nay con số này đã giảm xuống, trong khi có 1 triệu người dùng (user) sử dùng Kaspersky bản quyền tại Việt Nam.
ông Hà Thân, đại diện Công ty Lạc Việt cũng cho rằng, ngoài cách kiểm soát vi phạm thì nên thường xuyên nâng cao và cải tiến chức năng sản phẩm sao cho tốt nhất, giá cả phù hợp.
Trong buổi công bố về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam hôm 17/5/2012 tại Hà Nội, ông Tarun Sawney, Giám đốc phụ trách Phòng chống vi phạm bản quyền khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) đánh giá: "Tỉ lệ giảm 2%/năm trong hai năm liên tiếp (2010 và 2011) cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng". Cách đây 9 năm, khi BSA bắt đầu nghiên cứu về thực trạng này tại Việt Nam, tỉ lệ vi phạm là 91%, đứng hàng đầu thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm. Năm 2009, tỉ lệ này là 85%.
Mức giảm này đưa Việt Nam xuống vị trí thứ 22 thế giới, nhưng còn rất nhiều việc phải làm để Việt Nam hạ được tỉ lệ này xuống ngang bằng với khu vực (60%) chứ chưa nói toàn cầu (42%). Ước tính, trong năm 2011, giá trị thương mại đối với các phần mềm bị vi phạm bản quyền ở Việt Nam là 395 triệu USD.
Nghiên cứu của BSA cho thấy các thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao hơn nhiều so với các thị trường đã phát triển, mức bình quân là 68% so với 24%. Các đối tượng vi phạm nhiều nhất là thanh niên và nam giới (trong khi ở Indonesia, nữ giới lại chiếm tỉ lệ cao). Lãnh đạo doanh nghiệp là đối tượng thường xuyên vi phạm thông qua hình thức mua phần mềm cho một máy tính sau đó cài đặt lên nhiều máy tính khác.
Ông Tarun Sawneycho biết BSA sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp bảo vệ bản quyền phần mềm, trong đó có việc thành lập các đơn vị cưỡng chế chuyên trách, tập huấn cho lực lượng hành pháp, lập pháp.
Để bảo vệ sản phẩm của mình, một trong những cách mà các công ty phần mềm hoạt động trong nước áp dụng là cho dùng thử sản phẩm trước khi mua. Theo ước tính, cuối 2007 có khoảng 3 triệu người dùng Kaspersky lậu, đến nay con số này đã giảm xuống, trong khi có 1 triệu người dùng (user) sử dùng Kaspersky bản quyền tại Việt Nam.
ông Hà Thân, đại diện Công ty Lạc Việt cũng cho rằng, ngoài cách kiểm soát vi phạm thì nên thường xuyên nâng cao và cải tiến chức năng sản phẩm sao cho tốt nhất, giá cả phù hợp.
Trở về